Hầu đồng là gì? Hoạt động hầu đồng trong tín ngưỡng dân gian
Hầu đồng là nghi thức xuất hiện đã lâu và đến nay vẫn còn được rất nhiều người quan tâm. Thế nhưng, một số người đã lợi dụng niềm tin của người tín ngưỡng để trục lợi làm nhiều người hiểu sai về nghi thức này. Hãy cùng Ngọc Thiên Ân tìm hiểu về thông tin về nghi thức hầu đồng qua bài viết sau đây.
I. Hoạt động hầu đồng là gì?
Hầu đồng là một nghi thức trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ của người Việt, được coi là một biểu hiện của văn hóa tâm linh và nghệ thuật dân gian. Đây là một phần quan trọng của tín ngưỡng đạo Mẫu, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2016.
Bản chất của nghi thức này là người hầu đồng sẽ để cho các vị thánh thần nhập vào phán truyền, ban phúc lộc, chữa trị bệnh tật,… Khi đó người hầu đồng cũng trở thành hiện thân của các vị thánh thần nhập vào họ.
Trong tín ngưỡng thì Hầu đồng chính là Thờ Mẫu Tứ phủ bao gồm: Thiên, Địa, Thoải và Thượng Ngàn được thể hiện thông qua việc thờ các vị thần trong ngôi đền. Hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức nào nói về hầu đồng chung quy đều là quan niệm của ông bà ta ngày xưa truyền miệng cho đời sau.
II. Người hầu đồng thường sẽ là ai?
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh được người nào có khả năng ngồi hầu đồng được. Xưa nay thường những người có căn đồng hoặc do gen di truyền từ thế hệ trước là những người có hệ thần kinh yếu, Những người này thường đến các chỗ linh thiêng sẽ bị ốp đồng hay gọi là bị nhập.
Những người hầu đồng nếu không có căn thường sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Có một số người chỉ khi họ đi hầu đồng lại thì sức khỏe họ mới trở nên bình thường. Thời điểm thích điểm để đi hầu đồng thường là các dịp lễ quan trọng như giỗ,… thì thường sẽ làm lễ lên đồng.
III. Nghi thức hầu đồng sẽ được tiến hành như thế nào?
Nghi thức hầu đồng được xem là nghi thức vô cùng quan trọng khi có Thần nhập vào người mình. Vậy nên cần phải chuẩn bị nghi thức cho thật đàng hoàng và kĩ lưỡng. Để có nghi thức hầu đồng thành công cần chuẩn bị theo các nội dung sau.
1. Công tác chuẩn bị cho việc hầu đồng
Lễ vật thường được chuẩn bị đơn giản bao gồm: Bông hoa, trái ây, chè, xôi, cháo trắng, vàng mã, … Tùy vào điều kiện mà có thêm nhiều lễ vật hơn nữa.
Các lễ vật sẽ được sắp xếp theo kỷ tháp hình chữ nhật, kê chính giữa bao gồm chén, đũa,… Chính giữa mâm sẽ bày có một chiếc gương phủ khăn thuê. Mâm lễ Tứ Phủ phải gồm các món sau: 9 quả trứng, 1 chiếc lược, 1 cái quạt, 1 đôi guốc và 9 miếng vải vuông sẽ được phủ lên phía trên.
Ngoài mâm lễ thì phải chuẩn bị thêm một cái chung nhỏ, một cái thau nhỏ, một mâm hài có thêu hình chim phượng và đồ đạc sơn trang, một trăm thỏi vàng. Bên cạnh đó, phía trước của bàn thờ sẽ có thêm các loại vàng mã, 2 chiếc thuyền hình cánh phương có 12 hình nhân chèo thuyền, 1 đôi ngựa, 1 đôi voi với đủ hàm thiếc, yên cương.
Ngoài những lễ vật chuẩn bị như trên, các cô/cậu đồng cần chuẩn bị thêm các thành phần sau:
- Dàn nhạc: Một dàn nhạc trong buổi hầu đồng thường sẽ bao gồm: 1 đàn nhị, 1 đàn nguyệt, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 phách, 1 cảnh đôi. Tùy theo địa phương khác nhau mà dàn nhạc trong buổi hầu đồng có thể thêm bớt nhạc cụ, nhưng bắt buộc phải có trống nhỏ, đàn nguyệt, cảnh đôi.
- Trang phục: Thông thường hoạt động hầu đồng sẽ có 36 giá đồng ứng với 36 vị thánh thần. Mỗi giá đồng thì sẽ có một bộ trang phục riêng, do đó cô/cậu đồng phải chuẩn bị 36 bộ trang phục tương ứng để nếu hầu bao nhiêu giá đồng thì phải có đủ bấy nhiêu trang phục. Trang phục hầu đồng cần chuẩn bị: Khăn che mặt; Áo dài với màu sắc khác nhau; Quần dài trắng; Khăn tấu hương; Thắt lưng; Kiềng bạc; Son phấn;…
Màu sắc trong trang phục của từng Phủ, cụ thể: Phủ Thiên thì màu đỏ, Phủ Địa thì màu vàng, Phủ Thoải thì màu trắng, Phủ Nhạc thì màu xanh.
2. Người hầu đồng sẽ làm những việc gì?
Khi buổi hầu đồng diễn ra, các cô đồng, cậu động sẽ được các vị thánh “nhập” vào cơ thể và thực hiện theo các chỉ thị mà thánh muốn truyền đạt. Vì vậy trong buổi đồng các cô/cậu đồng thường nhảy múa, phán truyền, ban lộc thông qua văn chầu.
3. Trình tự của một giá đồng
Trong một buổi hầu đồng, các cô/cậu đồng sẽ thực hiện theo trình tự như sau:
- Thay trang phục: Các cô/cậu đồng đầu tiên phải thay lễ phục phù hợp với trang phục riêng phù hợp với giá đồng mình sẽ hầu. Do có thể hầu nhiều giá khác nhau trong một buổi hầu đồng, nên người hầu đồng phải lưu ý thay trang phục phù hợp với từng giá đồng.
- Dâng hương hành lễ: Nhằm mục đích xua đuổi tà ma, người hầy đồng sẽ thực hiện các dâng hương với động tác cầm bó nhang đốt sẵn được bọc trong khăn tẩm hương bằng tay trái, tay phải rút một nén nhang và bắt đầu làm động tác phù phép.
- Lễ Thánh giáng: Khi Thánh bắt đầu “nhập” vào, cô/cậu đồng sẽ buông nén hương trên tay đang cầm xuống, lúc này họ không còn là bản thân họ nữa và bắt đầu nhảy múa một cách nhịp nhàng.
- Múa đồng: Đây chính là hành động chứng minh thánh đã “nhập” vào người hầu đồng chưa. Các điệu múa thường thấy là múa cờ, múa lông đao, múa kiếm, múa quạt, múa tay không,… các điệu múa sẽ tùy vào giá hầu đồng những thường sẽ ảnh hưởng từ vũ điệu dân gian. Các thứ tự Thánh thần giáng sẽ từ cao đến thấp: Thánh Mẫu, Quan lớn, Chầu bà, Cậu,….
- Thánh thăng: Người hầu đồng ngồi xuống, hai tay bắt chéo đặt trước trán, sau đó khẽ rùng mình thì chính thức Thánh thăng và kết thúc một giá đồng.
4. Các loại giá đồng hiện nay
Tuy hiện này có nhiều Thánh nhưng tối đa chỉ có 36 giá hầu đồng có thể kể đến như sau:
- Tam Toà Quốc Mẫu: Chầu Đệ nhất Thiên tiên Liễu Hạnh Công chúa, Chầu Đệ nhị Thượng Ngàn Quế Hoa Mỵ Nương Công chúa, Chầu Đệ Tam Thoả Cung Xích Lân Long nữ.
- Hội đồng Thánh Chúa: Chúa Đệ Nhất Tây Thiên; Chúa Đệ nhị Nguyệt Hồ; Chúa Đệ Tam Lâm Thao; Thác Bờ, Long Giao…
- Tứ Phủ Chầu bà: Chầu Đệ nhất Thượng Thiên, Chầu Đệ nhị Thượng Ngàn, Chầu Đệ Tam Thoải Cung, Chầu Đệ Tứ Khâm sai…
- Tứ phủ Thánh Cậu: Chầu Cậu Hoàng cả Phủ giày, Chầu Cậu hoàng đôi, Chầu Cậu hoàng bơ, Chầu Cậu hoàng tư, Chầu Cậu hoàng năm…
Bài viết trên Ngọc Thiên Ân đã chia sẻ đến các bạn thông tin về hoạt động hầu đồng trong dân gian. Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn có thể hiểu đúng và cùng chung tay bảo tồn tín ngưỡng thiêng liêng này, cũng như lên án những trường hợp lợi dụng hầu đồng để trục lợi.
Để lại một bình luận