Skip to main content

Mẫu Cửu Trùng Thiên là ai ?

Mẫu Cửu Trùng Thiên còn được dân gian biết đến với tôn hiệu là Mẫu Thượng Thiên hay Cửu Trùng Thiên Thanh Vân Công chúa. Cửu Trùng Thiên có nghĩa là chín tầng trời, ý chỉ khắp cõi trời đất nơi Mẫu Thượng Thiên cai quản trốn tiên cung, thượng giới. Truyền thuyết kể rằng, bà từng giúp người dân Việt cổ từ thời lập nước đánh đuổi giặc Xuy Vưu sang xâm lược nên được người đời biết ơn và  tưởng nhớ. Tượng đồng Mẫu Cửu Trùng Thiên còn được thờ tụng rộng rãi tại gia đình, phòng thờ riêng, điện thờ hay đình chùa với nhiều giá trị phong thủy, mang đến sự linh thiêng và sang trọng cho không gian thờ cúng. Nếu gia chủ còn đang thắc mắc chưa biết Mẫu Cửu Trùng Thiên là ai, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để cùng Đồ Đồng Quang Hà tìm hiểu về những câu chuyện gắn liền với nguồn gốc xuất thân của Thánh Mẫu.

Sự tích Mẫu Cửu Trùng Thiên 

Cho đến nay, không có một tài liệu nào ghi rõ ràng và chính xác nhất sự tích của mẫu Cửu Trùng Thiên là ai? Nhưng tại ngôi đền thờ Thánh Mẫu tại Ninh Sở, Thường Tín, người ta kể lại rằng: nơi đây trước kia sản xuất đồ mây tre đan. Có một người hàng ngày mang hàng qua sông để bán, nhưng bán rất chậm và hay ế hàng. Một sớm, ông mang hàng đi bán, khi đến gần bến sông, chợt thấy có một pho tượng dạt vào bến sông. Ông thấy lạ, lấy dây cột vào bờ và nói: “Tôi còn phải đi bán hàng đã, nếu ngài linh thiêng thì phù hộ cho tôi bán hết hàng, rồi tôi sẽ vớt ngài sau”.

Không ngờ hôm đó khi tới chợ, vừa hạ hàng xuống, mọi người đã ồ ạt kéo đến tranh nhau mua hàng. Lấy làm lạ, ở chợ quay về, ông đã vớt tượng lên rồi vác về làng. Bức tượng nhẹ bỗng, ông cứ thế nhẹ nhàng vác về. Nhưng khi đi đến vùng đất xây đền ngày nay, pho tượng bỗng trở nên nặng trĩu, không sao vác nổi nữa. Ông liền đặt ngôi tượng lại nơi này. Hàng ngày ông đến thắp hương khói tại nơi đặt tượng. Kì lạ thay, hàng hóa của ông bán rất chạy. Tiếng lành đồn xa, mọi người xa gần đều kéo đến đó cầu xin thì mọi việc đều linh ứng, suôn sẻ, hanh thông. Người dân cũng xây dựng nơi đây thành một ngôi đền và được lưu giữ, thờ cúng cho đến ngày nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *